Truy cập nội dung luôn

Thống kê Thống kê

  Đang truy cập : 2
  Hôm nay: 75
  Tổng lượt truy cập: 414278

Liên kết Liên kết

Chi tiết tin

Báo cáo sai sót, sự cố y khoa trong bệnh viện
27/04/2020

     Sự cố y khoa là điều khó tránh khỏi đối với hệ thống y tế ở bất kỳ quốc gia nào, kể cả những quốc gia có nền y học tiên tiến. Các thống kê trên thế giới cho thấy các sự cố y khoa thường gây hậu quả đối với bệnh nhân, nhẹ có thể gây kéo dài thời gian nằm viện, ảnh hưởng đến chức năng một số cơ quan, nặng có thể gây mất chức năng vĩnh viễn hoặc dẫn đến tử vong.

     Theo ý kiến nhiều chuyên gia, lĩnh vực cung cấp dịch vụ y tế là môi trường gặp nhiều rủi ro, nguyên nhân tìm ẩn đến các rủi ro này rất đa dạng và phức tạp từ khâu quản lý, môi trường làm việc đến cơ địa bệnh nhân và diễn biến bệnh tật…Cho nên sai sót, sự cố y khoa là điều không thể tránh khỏi, vấn đề là làm sau hạn chế sai sót, sự cố y khoa xảy ra thấp nhất đến mức có thể.

     Theo một số nghiên cứu, ở các nước phát triển, tỷ lệ sự cố y khoa chiếm khoảng từ 0,4 đến 16% số trường hợp nhập viện. Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 44.000 trường hợp tử vong do sự cố y khoa. Với các nước đang phát triển, tỷ lệ này sẽ còn cao hơn do những thiếu hụt về nhân lực có chất lượng, trang thiết bị thiếu thốn, trình độ quản lý còn hạn chế.

     Tại nước ta chưa có nghiên cứu nào về sai sót, sự cố y khoa mang tính hệ thống nên không có số liệu cụ thể. Theo các nghiên cứu ở các nước phát triển tỷ lệ sai sót, sự cố y khoa dao động từ 3.8% đến 16.7%, trong số này có khoảng 50% có thể phòng ngừa được. Xét điều kiện thực tế hiện tại, có thể nói rằng tỷ lệ sai sót, sự cố y khoa của nước ta không thấp hơn con số trên. Nhưng trong thực tế tỷ lệ này ở các bệnh viện còn rất thấp, thực trạng này có rất nhiều nguyên nhân, nhưng có các nguyên nhân quan trọng sau:

Hình minh họa. Báo cáo sai sót, sự cố y khoa, phần nổi tảng bang chìm

     1. Chưa xây dựng hệ thống báo cáo sai sót, sự cố y khoa thống nhất:

     Điều này dẫn đến hệ lụy là nhìn nhận đâu là sai sót, đâu là sự cố y khoa khác nhau giữa các bệnh viện. Thậm chí có những sai sót, sự cố nằm trong danh sách bắt buộc báo cáo được xem như bình thường. Ví dụ hiện tượng cháy, nổ, oxy, bình ga, hóa chất độc hại hay bệnh nhân té ngã gây chấn thương trong bệnh viện trước tới nay chưa thấy nơi nào báo cáo. Tình trạng nhiễm trùng bệnh viện chưa được điều tra, do đó không có số liệu thống kê để báo cáo. Theo tác giả Nguyễn Đức Mục, các khoa lâm sàng có sổ ghi chép sai sót, sự cố y khoa nhưng mang tính đối phó.

     Do chưa thống nhất hệ thống báo cáo nên khó có thể so sánh các số liệu thống kê, từ đó có thể khó khăn trong việc đánh giá mức độ an toàn người bệnh giữa các bệnh viện.

     Việc triển khai hoạt động phòng ngừa sự cố y khoa cũng chưa được quan tâm đúng mức: chưa xây dựng hệ thống quản lý sai sót, sự cố; công tác tổng hợp, báo cáo, giám sát sai sót, sự cố chưa được chú trọng. Chính vỉ lý do đó, một số sự cố y khoa mặc dù có ghi nhận, tuy nhiên công tác tổng hợp báo cáo còn xem nhẹ.

     2. Chưa khuyến khích báo cáo sai sót, sự cố y khoa:

     Đây cũng là nhận định của tác giả Nguyễn Đức Mục. Thật vậy, đa số bệnh viện chưa có phương pháp khuyến khích cho nhân viên y tế báo cáo sai sót, sự cố y khoa, điều này dẫn đến hệ quả bao che, giấu giếm lẫn nhau. Thực tế cho thấy chỉ báo cáo những sai sót, sự cố xảy ra ở mức nghiêm trọng, nhiều người biết và không thể che giấu được. Cũng chính vì lý do nầy mà số người biết đến sai sót, sự cố y khoa theo thứ tự giảm dần từ nhân viên y tế trực tiếp phục vụ người bệnh đến trưởng khoa và cuối cùng là ban Giám đốc.

     Để khắc phục vấn đề nầy, vai trò của người quản lý bệnh viện vô cùng quan trọng. Người quản lý phải xây dựng một văn hóa về nhìn nhận và xử lý sai sót, sự cố y khoa, sao cho mỗi nhân viên y tế khi phát hiện sai sót, sự cố y khoa thì tự giác báo cáo như trách nhiệm của mình.

     3. Xử lý sai sót, sự cố y khoa:

     Khi có sai sót, sự cố được báo cáo thì việc tiếp theo là xử lý trách nhiệm. Cách xử lý truyền thống là buộc tội cá nhân, cá nhân nào gây ra thì cá nhân ấy bị quy trách nhiệm đó là kiện tụng, kỷ luật, bồi thường, thậm chí thôi việc hay đi tù... Đây là cách làm không phù hợp theo quan niệm hiện nay nhưng nó tồn tại như là sự thật không thể phủ nhận. Để xảy ra tình trạng nầy thường là do:

     - Không nhìn nhận được cái gốc vấn đề. Kết quả từ các nghiên cứu ở các nước phát triển cho thấy: sai sót, sự cố y khoa xảy ra từ 70% lỗi hệ thống, 30% lỗi cá nhân. Lỗi hệ thống thì có nhiều nhưng có thể kể là do thiếu trang thiết bị y tế, thiếu các quy trình chuẩn, môi trường làm việc áp lực, nhân viên y tế không được đào tạo về an toàn người bệnh, thiếu kiểm tra giám sát, tồn tại văn hóa buộc tội cá nhân… Nói chung lỗi hệ thống liên quan đến vấn đề quản lý bệnh viện. Do đó khi tiếp cận sai sót, sự cố y khoa mà không nhìn nhận các vấn đề liên quan đến lỗi hệ thống thì không thể có hiện pháp khắc phục và dĩ nhiên là tỷ lệ sai sót sự cố y khoa trong thực tế không thể cải thiện. Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng khi lỗi cá nhân do nguyên nhân lỗi hệ thống mà ra.

     - Văn hóa bao che: do xử lý sai sót, sự cố y khoa còn quá nặng về cá nhân, chưa nhìn nhận vai trò quan trọng của lỗi hệ thống. Vì thế, nhân viên y tế có xu hướng bao che, che dấu cho nhau nhằm thoát tội. Mặt khác ngoài vấn đề phải xử lý trách nhiệm, người phạm lỗi còn bị đồng nghiệp xem như là người thiếu tinh thần trách nhiệm, chuyên môn chưa tốt thậm chí xem như là “tội lỗi”…

     Tất cả các nguyên nhân nêu trên dẫn đến một hiện tượng mặc nhiên là: tỷ lệ báo cáo sai sót, sự cố y khoa thấp, không khắc phục được các lỗi nguyên nhân cơ bản, nên không thể có phương pháp khắc phục và như thế sai sót, sự cố y khoa luôn là nguy cơ cao rình rập bệnh nhân vô tội.

Tham khảo

  1. Đặng Công Lân (2017), Sự cố y khoa: Nguyên nhân, hướng xử lý và biện pháp khắc phục hậu quả.
  2. Phạm Đức Mục (2014), Giảm thiểu sự cố y khoa trong các bệnh viện.

Bài và ảnh: Văn Ba

Thông báo Thông báo

Văn bản mới Văn bản mới

 về việc điều chỉnh bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (COVID-19) từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B
 Quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung
 Quyết định ban hành “Đề cương tài liệu chuyên môn Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh”
 Quyết định số ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em
 Thông tư quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn.

Hình ảnh Hình ảnh

Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1