Truy cập nội dung luôn

Thống kê Thống kê

  Đang truy cập : 1
  Hôm nay: 4
  Tổng lượt truy cập: 414429

Liên kết Liên kết

Chi tiết tin

Tác dụng phụ của thuốc chống lao và cách đề phòng
25/10/2023

1. Tác dụng phụ nhẹ thường gặp:

- Bần thần, cảm giác này có thể kéo dài khoảng 30 phút đến 1-2 giờ, thường chỉ xảy ra trong 5-7 ngày đầu mới điều trị, sau đó người bệnh sẽ không còn cảm giác này.

- Nước tiểu có màu đỏ, là màu của thuốc rifampicin, khi ngưng thuốc nước tiểu sẽ có màu như cũ. Đây cũng là dấu hiệu giúp bác sĩ nhận biết bệnh nhân có dùng thuốc này hay không.

- Sạm da, thường là do thuốc pyrazinamid, để giảm bớt tác dụng phụ này không nên đi ra ngoài trời nắng, nếu phải đi thì mặc áo dài tay, mang khẩu trang, đội nón... để hạn chế phần da tiếp xúc ánh sáng. Khi ngưng uống PZA thì triệu chứng trên cũng dần biến mất.

- Tê rần ở môi sau khi tiêm thuốc streptomycin, cũng là triệu chứng thoáng qua không cần điều trị.

- Tê rần, nóng rát ở tay chân do viêm thần kinh ngoại biên, là do isoniazid, dùng kèm vitamin B6 (pyridoxine) liều thấp 15mg-50mg mỗi ngày để khắc phục tình trạng này.

- Đau hoặc thấy khó chịu ở vùng thượng vị, gây buồn nôn, chỉ cần dùng thuốc kháng acid chữa triệu chứng hoặc thay vì uống thuốc lúc bụng đói có thể ăn nhẹ như cháo, xúp, uống sữa... trước khi uống thuốc.

Hình ảnh thuốc chống lao

2. Tác dụng phụ nghiêm trọng:

- Dị ứng thuốc có thể xảy ra với bất cứ thuốc chống lao nào, nhưng dễ gặp: streptomycin, INH, rifampicin. Có những biểu hiện như: sốt, nổi mẩn đỏ, luôn kèm theo ngứa, đôi khi có nổi hạch, lách lớn, gan lớn, có thể có vàng da hoặc không. Khi xảy ra hiện tượng này cần ngưng ngay các thuốc trị lao.

- Độc ở gan làm tăng men gan, viêm gan, tổn thương gan. Đây là tác dụng phụ thường gặp nhất, các thuốc gây viêm gan thường gặp bao gồm: pyrazinamid, isoniazid, rifampicin

- Độc ở thận và tai gây suy thận, tổn thương tiền đình: đây là tác dụng phụ của streptomycin và các thuốc nhóm aminosid

- Tổn thương ở mắt như: mù màu (thường không nhận biết được màu đỏ và màu xanh), nhìn mờ, viêm thần kinh thị giác (ethambutol).

- Rối loạn về máu như mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, thiếu máu tán huyết (rifampicin, INH).

- Tăng acid uric máu, có thể gây sưng đau khớp, đặc biệt ở những người đã có bệnh gút trước đây (Pyrazinamid, etambutol).

3. Biện pháp đề phòng tác dụng phụ có hại do thuốc chống lao:

Trước khi điều trị: cần khai thác kỹ tiền sử của bệnh nhân và làm xét nghiệm khảo sát chức năng gan, thận, đếm tiểu cầu.

Trong khi điều trị:

- Dùng thuốc đúng liều và phù hợp với cơ địa của người bệnh.

- Lưu ý bệnh nhân những tác dụng phụ có thể xảy ra và yêu cầu báo ngay cho bác sĩ khi có triệu chứng bất thường xuất hiện.

- Làm xét nghiệm định kỳ, đặc biệt là men gan để xem có rối loạn về gan.

- Trong thời gian dùng thuốc điều trị lao, người bệnh không được uống rượu, bia và hạn chế hoặc tránh sử dụng thêm các thuốc có hại cho gan và thận, vì hầu hết các thuốc trị lao đều độc cho gan và được thải qua thận.

Bài và ảnh: Quốc Thế.

Thông báo Thông báo

Văn bản mới Văn bản mới

 về việc điều chỉnh bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (COVID-19) từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B
 Quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung
 Quyết định ban hành “Đề cương tài liệu chuyên môn Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh”
 Quyết định số ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em
 Thông tư quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn.

Hình ảnh Hình ảnh

Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1