Truy cập nội dung luôn

Thống kê Thống kê

  Đang truy cập : 1
  Hôm nay: 253
  Tổng lượt truy cập: 457844

Liên kết Liên kết

Chi tiết tin

Ung thư phổi một số vấn đề cần biết
08/09/2024

1. MỞ ĐẦU:

   Trên thế giới, ung thư phổi là bệnh lý ác tính phổ biến, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư và đang trở thành mối lo ngại đe dọạ sức khoẻ, sự phát triển của toàn cầu. Theo ghi nhận của GLOBOCAN năm 2018, ước tính có khoảng hơn 2 triệu ca mắc mới mỗi năm chiếm 11,6% và gây tử vong hơn 1,7 triệu ca 18,4% trong tổng số các bệnh ung thư [6].

 Việt Nam là nước có tỉ lệ tử vong do ung thư đứng 99/185 quốc gia với tỉ lệ mắc 151,4/100.000 dân, xếp 19 ở Châu Á và thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á, tăng cao so với năm 2012 là 49/184 quốc gia. Ước tính mỗi năm cả nước có khoảng 165000 trường hợp ung thư mới và hơn 70% trường hợp tử vong do ung thư. Ung thư phổi có tỉ lệ người mắc và tử vong đứng hàng đầu ở nam giới và đứng hàng thứ 3 ở nữ giới và ngày càng tăng do các yếu tố nguy cơ gây nên căn bệnh này đang ngày càng gia tăng trong cuộc sống [6].

Kết quả nghiên cứu chi phí điều trị ung thư tại các quốc gia Đông Nam Á cho thấy, người bệnh ung thư ở việt nam hiện đang phải gánh chịu những hệ luỵ tài chính nghiêm trọng và tỉ lệ tử vong lên đến 55% trong vòng một năm sau khi được chẩn đoán. Trong đó, việc sử dụng chi phí hộ gia đình cho điều trị dẫn đến 41% người bệnh sau 01 năm chẩn đoán phải đối mặt với tình trạng thâm hụt tài chính nặng nề. Hơn  nữa, hầu hết người bệnh được chấn đoán ung thư ở giai đoạn muộn, chỉ có 14% người bệnh ung thư phát hiện ở giai đoạn sớm dẫn đến tỉ lệ tử vong cao và làm gánh nặng về vật chất cũng như tinh thần cho người bệnh, hệ thống chăm sóc sức khoẻ và toàn xã hội, đặc biệt là những nước có thu nhập thấp và trung bình [7].

   KHÁI NIỆM:

Ung thư là bệnh lý "ác tính" của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức, không tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể [2].

Ung thư phổi là ung thư gây chết người nhiều nhất trong tất cả những ung thư trên thế giới, hằng năm có khoảng 1,2 triệu người chết do ung thư phổi. Ung thư phổi có nguyên nhân chủ yếu là thuốc lá, đó là nguyên nhân tử vong ở nam trong độ tuổi 40 đến 65. Với sự gia tăng tình trạng hút thuốc lá ở nữ nên hiện nay ung thư phổi xảy ra ở nữ nhưng ít hơn ở nam. Tuy nhiên một số người không bao giờ hút thuốc lá mà vẫn bị ung thư phổi, điều này xảy ra là do sự phối hợp của những yếu tố gene và phơi nhiễm thuốc lá thụ động. Ô nhiễm không khí cũng có thể góp phần vào sự phát triển ung thư phối [1].

Hiện nay yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất trên nguy cơ của ung thư phổi là sự phơi nhiễm lâu ngày với những chất hít gây ung thư. Điều kiện thường gặp nhất của sự phơi nhiễm là khói thuốc lá [10].

Sự điều trị và tiên lượng tùy thuộc vào type mô bệnh học, giai đoạn, và tình trạng tuân thủ của bệnh nhân. Điều trị bao gồm phẫu thuật, hóa trị liệu và xạ trị liệu.

Ung thư phế quản hay ung thư phổi là thuật ngữ của phế để chi bệnh ác tính của phế quản, xuất phát từ biểu mô niêm mạc phế quản, tiểu phế quản, phế nang, hoặc từ các tuyến của phế quản hoặc từ các thành phần khác của phổi [2].

Ung thư phế quản - phổi nguyên phát là ung thư xuất phát từ niêm mạc phế quản và phế nang.

Phân loại mô bệnh học [4]:

  •   Ung thư biểu mô dạng thượng bì chiếm 20%
  •   Ung thư biểu mô tuyến chiếm 38%
  •   Ung thư không biệt hóá tế bào nhỏ chiếm 14%
  •   Ung thư không biệt hóá tế bào lớn chiếm 3%.​

2. DỊCH TỄ HỌC: 

Ung thư phế quản phổi trên thế giới gặp nhiều nhất ở nam giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nam. Ti lệ mắc hàng năm tại Pháp là 50/100.000 dân,tại Mỹ, ti lệ này là 89/100.000 nam giới, chủ yếu ở tuổi 50 đến 75 [9], ở nước ta, ung thư phổi thường ở nam giới là loại ung thư phát sinh với tần số cao nhất. Ước tính mỗi năm cả nước có khoảng 165000 trường hợp ung thư mới và hơn 70% trường hợp tử vong do ung thư. Như vậy ung thư phổi có tỉ lệ người mắc và tử vong đứng hàng đầu ở nam giới và đứng hàng thứ 3 ở nữ giới và ngày càng tăng do các yếu tố nguy cơ gây nên căn bệnh này đang ngày càng gia tăng trong cuộc sống [6].

3. NGUYÊN NHÂN:

* Thuốc lá

Khói thuốc lá đã được xác định 1 cách chắc chắn là nguyên nhân gây ung thư phổi. Là nguyên nhân quan trọng nhất, chiếm 85 - 90% nguyên nhân gây ung thư phổi ở Mỹ và Châu Âu [2],[8],[9]. Tỉ lệ ung thư phổi tăng theo số điếu thuốc hút trong ngày và số năm nghiện hút. Nếu hút trên 20 gói/ năm thì ti lệ này tăng rõ rệt

Từ 1939 người ta đã nghi ngờ thuốc lá gây ung thư phế quản - phổi. Năm 1951 nhờ nghiên cứu dịch tể học, Doll tại Anh đã chứng minh vai trò gây ung thư phế quản - phổi của thuốc lá. Các chất hydrocarbon thơm trong khói hắc ín và thuốc lá, đặc biệt là chất 3 - 4 benzopyren gây ung thư. Thuốc lá gây ung thư dạng thượng bì, ung thư biểu mô tuyến phế quản. [1], [2]

Trong khói thuốc lá có 1200 chất hóa học. Trong số đó có 19 chất gây ung thư thì quan trọng nhất là 3-4 benzopyren, những chất dẫn xuất của anthracene, ngoài ra còn có các chất dẫn xuất của nitrosamine, nicken và arsenic và ngay cả những chất phóng xạ như polinium, radium, carbone 14.

Tác động của khói thuốc lá trên phế quản:

- Khói thuốc lá làm chậm sự thanh thải nhầy lông làm tổn thương những chức năng thực bào của bộ máy hô hấp.

- Những enzyme của niêm mạc phế quản không thích ứng với sự tấn công này vì aryl-hydrocarvure hydroxylase hiện diện ở đây biến các chất trong khói thuốc lá thành chất gây ung thư.

- Hút thuốc lá thụ động cũng gây ung thư phổi. Cai thuốc lá làm giảm nguy cơ nhưng không làm mất nguy cơ [1]

* Các nguyên nhân khác (chiếm 10%) [1], [2]

Tuổi, giới

Thường gặp nhiều nhất ở tuổi 40 - 60 tuổi, dưới 40 tuổi ít gặp và trên 70 tuổi tỷ lệ cũng thấp. Tuy nhiên những năm gần đây ung thư phổi có thể gặp ở bất cứ tuổi nào. Ở nam giới người bị ung thư phổi có lượng cortison trong máu tăng lên kèm theo đa sản vỏ thượng thận; ở nữ, hút dịch trong phế quản xét nghiệm thấy tế bào hình dạng thay đổi có liên quan đến các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt.

Ô nhiễm môi trường không khí và ô nhiễm môi trường nghề nghiệp

Khói kỹ nghệ, khói xe hơi chứa benzopyrene và một số chất độc như hydroairbure đa vòng, chất khác như kim loại, chất phóng xạ, Amiant, Ether,Choromethyl, Hydrocarbon đa vòng, Nikel, Radon  [2].

Bụi amiăng, bụi mỏ hay các chất trong kỹ nghệ như chrome, niken, arsenic, mực in sản phẩm kỹ nghệ dầu mỏ, các chất phóng xạ. Khói thuốc lá có tác dụng hợp lực gây ung thư [2].

Bức xạ ion hoá có thể gây ung thư hầu hết tất cả các cơ quan trong đó có gây ung thư phổi [10]. Nguồn bức xạ chính từ bức xạ thiên nhiên, các tia vũ trụ, đất, vật liệu xây dựng, nguồn do chính con người tạo ra trong chấn đoán y học. Ngày nay, người ta đã thừa nhận rằng ung thư phổi ở thợ mỏ vùng Joachimstal (Cộng hòa Séc) và Schneeberg (Đức) quan sát được từ thập kỷ 60 có căn nguyên bởi quặng uranit phóng xạ có trong các mỏ đó. Theo Zadnik V và cộng sự (2007), những công nhân tiếp xúc với radon có nguy cơ ung thư phổi tăng cao hơn, tuy nhiên tác giả cũng nhấn mạnh, nguy cơ ung thư tăng cao còn liên quan một phần với lối sống của các công nhân ở vùng thợ mỏ.

Các bệnh phế quản phổi

Chấn thương xơ sẹo ở phổi, lao phổi có thể phối hợp với ung thư. Người ta cho rằng lao phổi làm giảm miễn dịch, có một số tác giả cho rằng một số thuốc chống lao về thực nghiệm có thể gây ung thư, nhưng trên người thì chưa được chứng minh. Trên các sẹo nhồi máu cũ, đặc biệt viêm phế quản mạn tính có dị sản dạng biểu bì. Đã có một số nghiên cứu ghi nhận mối liên quan giữa ung thư phổi với xơ phối kẽ lan tỏa, xơ cứng bì [1],[3].

Gen và siêu vi

Gen gây ung thư là gen gây nhạy cảm đối với ung thư ở người. Những gen tiền ung thư được chuyển thành gen ung thư khi chúng phơi nhiễm với những chất gây ung thư đặc biệt.

Siêu vi cũng được nghi ngờ là gây ung thư ở người. Từ năm 1903 Borrie và Elleman (1908) Dous (1909) đã chứng minh nguồn gốc virus của nhiều ung thư ở loài chim. Tuy nhiên cho đến nay các nhà khoa học cũng chỉ mới chứng minh được virus gây ung thư ở những giống động vật thực nghiệm mà thôi [3].

Chế độ ăn

 Một vài báo cáo chỉ ra rằng: bữa ăn ít rau và hoa qủa có thể làm tăng khả năng ung thư phổi nếu có phơi nhiễm khói thuốc lá. Có bằng chứng ngày càng rõ ràng là hoa quả tươi và rau sạch bảo vệ con người chống ung thư. Phơi nhiễm với dioxin qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua ăn uống cũng làm tăng nguy với ung thư phổi.

Các yếu tố kinh tế xã hội

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy ung thư phổi hay xảy ra ở tầng lớp dân nghèo trình dộ học vấn thấp. Ở Trung Quốc, những người có thu nhập thấp có nguy cơ bị ung thư phổi cao gấp 6 lần những người thuộc nhóm có thu nhập cao. Ở Hà Lan, nguy cơ ung thư phổi tỷ lệ nghịch với trình độ học vấn, ngay cả khi đã loại trừ các yếu tố tiếp xúc độc hại do nghề nghiệp. Tình trạng kinh tế xã hội thấp còn làm cho bệnh được chấn đoán muộn hơn và làm tăng nguy cơ ung thư phổi qua các yếu tố hút thuốc lá, chế độ dinh dưỡng, phơi nhiễm với các chất ung thư trong môi trường làm việc và môi trường sống nói chung [3].

Trong những nổ lực nhằm kiểm soát và phòng chống bệnh ung thư Thủ tướng chính phủ đã có quyết định 376/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2015 về việc phê duyệt chiến lược Quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác. Mục tiêu của chương trình là giảm tỉ lệ mới mắc, tử vong và cải thiện chất lượng cuộc sống trong đó ung thư phổi là bệnh ung thư hàng đầu được đề cập ưu tiên giải quyến trong giai đoạn 2015 - 2025 [5].

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Văn Bàng (2009), "Ung thư phổi nguyên phát", Hô hấp học, Giáo trình

 sau đại học, Nhà xuất bảnĐại học Huế, tr. 275-292.

2. Bộ môn Ung thư Trường Đại học Y Hà Nội (2001), "Ung Thư phế quản -

 phối", Bài giảng ung thư học, Chương 3, Nhà xuất bản Y học, tr. 170 - 177.

3. Ngô Quý Châu (2008), "Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng ung thư phổi",

 Ung Thư Phối, tr. 51 - 93.

4. Philip A. and et al (2018), "Lung Tumors", Pulmonary and Critical Care Medicine, American College of Physicians, pp. 51 - 51.

5. Thủ tướng Chính phủ (2015), “Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015 – 2025”, Quyết định 376/QĐ-TTg, Văn phòng Chính phủ.

6. Bray F., J. Ferlay, I. Soerjomataram, et al. (2018), “Global cancer statistics. 2018: GLOBOCAN estimates of incdence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries”, CA Cancer J Clin, 68 (6), pp. 394-428.

7. Jan S. M. Kimman. D. Kingston, et al. (2012), “ The socioeconomic burden of cancer in member countries of the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN), stakcholder meeting report”. Asian Pac J Cancer Prev, 13 (2), pp. 407-409.

8. Pineiro B ., V. N. Simmos, A. M. Paimer, et al. (2016), “Smoking cessation intervention within the context of Low-Dose Computed Tomography lung cancer screening; A systematic review” , Lung Cancer, 98, pp. 91-98.

9. Wang G.X.T.P. Baggett, P.V Pandharipandle, et al. (2019), “ Barriers to Lung Cancer Screening Engagement from the Patients and Providers Perspective”, Radiology, 290 (2), pp. 278-287.

10. Wood D. E. E. A. Kazerooni, S. L. Baum, et al. (2018), “Lung Cancer Screening, version 3.2018, NCCN Clinical Practice Guidelines in Oncology”, J Natl Compr Canc Netw, 16(4), pp. 412-441.

Trần Văn Huyền

Thông báo Thông báo

Văn bản mới Văn bản mới

 Kế hoạch tổ chức cuộc thi tìm hiểu công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2024
 Tham gia Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024
 Tài liệu truyền thông, phổ biến kiến thức, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường trong công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt
 Hướng chẩn đoán và điều trị bệnh thận mạn và một số bệnh lý thận

Hình ảnh Hình ảnh

Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1