Chi tiết tin
1.MỞ ĐẦU:
Phục hồi chức năng phổi là một chuyên ngành y khoa non trẻ chỉ mới phát triển mạnh cách đây vài ba thập niên. Trước kia, đối với những trường hợp suy giảm chức năng hô hấp trầm trọng, nhất là suy hô hấp trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT), bệnh nhân thường được khuyên nghĩ ngơi tuyệt đối, hạn chế vận động và tránh căng thẳng để giảm bớt công hô hấp. Từ những năm 1950, Alvan Barach là người đầu tiên khởi xướng việc tập luyện, vận động như là một phương pháp giúp cải thiện chức năng phổi và giúp người bệnh có cuộc sống dễ chịu hơn. Vài công trình nghiên cứu được thực hiện sau đó nhằm chứng minh cơ sở khoa học của việc vận động trong phục hồi chức năng phổi ở bệnh nhân BPTNMT. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, các nghiên cứu này không đem lại những kết quả khả quan khiến người ta hoài nghi lợi ích của liệu pháp vận động trong việc phục hồi chức năng cho những người tàn phế hô hấp. Mặc dù vậy, nhiều công trình nghiên cứu vẫn tiếp tục được thực hiện dựa trên những cơ sở khoa học hoàn chỉnh, đa dạng hoá quá trình phục hổi và hình thành một mô hình phục hồi chức năng hô hấp toàn diện đa thành phần. Các nghiên cứu này chứng minh hiệu quả của chương trình phục hổi chức năng hô hấp đa thành phần và khẳng định chỗ đứng của ngành phục hồi chức năng phổi cả trong lĩnh vực điểu trị lẫn trong khía cạnh xã hội.
Ngày nay, phục hổi chức năng phổi không chỉ là một chuyên ngành y khoa mà còn được xem là một nghệ thuật y khoa thực hành, một nghệ thuật được xây dựng trên cơ sở các nghiên cứu khoa học có giá trị. Chương trình điều trị phục hổi chức năng hô hấp ở bệnh nhân BPTNMT bao gồm nhiều thành phần, trong đó hai thành phần khá quan trọng là vật lý trị liệu hô hấp và luyện tập vận động thể lực. Nhưng trong bài viết này tôi chỉ trình bày phần vật lý trị liệu hô hấp mà cụ thể là các kỹ thuật thông khí trong COPD mà thôi.
❖ MỤC ĐÍCH TRỊ LIỆU:
Vật lý trị liệu hô hấp ở bệnh nhân BPTNMT nhằm đem lại cho người bệnh các mục đích sau:
- Giữ vệ sinh cho hai lá phổi một cách tốt nhất bằng các phương pháp
- thông đàm.
- Điều chỉnh cách thở bằng các phương pháp thở cơ hoành, thở chúm
- môi...
- Cải thiện sự vận động của thành ngực.
- Tăng cường cơ chế đối phó và khắc phục tình trạng khó thở.
- Phối hợp các phương pháp thở với các hoạt động hàng ngày.
2. CÁC KỸ THUẬT THÔNG KHÍ (CÁC PHƯƠNG PHÁP THỞ CÓ KIỂM SOÁT)
2.1 Thở chúm môi:
Đây là phương pháp thường được hướng dẫn đầu tiên và là động tác dễ thực hành nhất.
Kỹ thuật: Người bệnh ngậm miệng và hít vào bằng mũi trong vài giây, sau đó thở ra chậm (khoảng gấp 2 lần thời gian hít vào) qua miệng mím lại thành một khe hẹp hoặc chúm lại như đang huýt sáo. Khi thở chúm môi, luồng khí thở ra hoàn toàn không đi qua mũi do sự khép lại tự nhiên của khẩu cái mềm làm che kín lổ mũi sau. Nhờ đó lưu lượng luồng khí thở ra ở vùng mũi - miệng giảm và làm tăng áp lực trong các khí đạo, giảm sự chênh lệch áp lực xuyên thành và giữ cho các khí đạo không bị xẹp lại khi thở ra. Kỹ thuật này giúp hạn chế sự nhốt khí lại trong phổi.
Ở bệnh nhân BPTNMT, thở chúm môi giúp cho người bệnh có nhịp thở chậm hơn và gia tăng khí lưu thông, nhờ đó tăng thông khí phế nang biểu hiện bởi giảm PaCO2, tăng Pa02 và tăng SaO2. Nên phương pháp thở chúm môi cũng được chỉ định ở tất cả các bệnh nhân BPTNMT, nhất là các bệnh nhân có khó thở khi gắng sức.
1a 1b
Hình 1: Thở chúm môi
1a: Hít vào bằng mũi, ngậm miệng
1b: Thở ra chậm qua miệng chúm
2.2 Thở cơ hoành:
Thở cơ hoành là một trong những phần thiết yếu của các phương pháp luyện thở ở bệnh nhân BPTNMT. Những bệnh nhân có các kiểu thở chủ yếu ở phần ngực trên, có vùng bụng di động kém khi thở hay có các xương sườn phía dưới hơi lõm khi hít vào đều là những đối tượng thích hợp để chỉ định tập thở cơ hoành. Tuy nhiên, kỹ thuật này tương đối khó thực hiện ở những bệnh nhân có căng phồng lồng ngực quá mức với cơ hoành nằm rất thấp và dẹt.
Kỹ thuât: Tập thở cơ hoành tư thế nằm bao gồm các bước sau:
Cho người bệnh nằm ở tư thế thoải mái nhất, thường khởi đầu với tư thế nửa Fowler hoặc nằm nghiêng một bên.
- Đặt tay thuận của người bệnh lên vùng bụng trên.
- Đặt tay không thuận của người bệnh lên vùng xương ức.
- Yêu cầu người bệnh hít vào qua mũi sao cho vùng bụng hơi phình lên nhẹ khi đang hít vào.
- Lưu ý người bệnh theo dõi sự nâng lên nhẹ của bàn tay thuận trong lúc hít vào.
- Lưu ý người bệnh quan sát sự bất động của bàn tay không thuận.
Khi người bệnh đã thở cơ hoành một cách thành thạo ở tư thế nằm, nên cho bệnh nhân tập thở cơ hoành ở tư thế ngồi hoặc đứng để có thể ứng dụng thở cơ hoành trong khi thực hiện các động tác đa dạng khác. Sau đó, nên tập thở cơ hoành cả khi đang đi bộ hoặc đi cầu thang… Cho đến nay, thở cơ hoành vẫn được xem là một trong những phương pháp luyện thở cơ bản ở bệnh nhân BPTNMT.
Hình 2: Thở cơ hoành tư thế ngồi
2.3 Thở giãn nở khu trú theo phân thùỵ (Segmental expansion breathing):
Phương pháp thở giãn nở khu trú theo phân thùy nhằm mục đích hướng luồng khí trực tiếp đến những vị trí đặc biệt trong lồng ngực. Phương pháp này thường được chỉ định kèm với kỹ thuật dẫn lưu đàm theo tư thế hoặc để làm giãn nở thùy hay phân thùy phổi bị xẹp do ứ đàm. Các vị trí thường dùng là (1) giãn nở vùng đỉnh phổi, (2) giãn nở cạnh sườn và (3) giãn nở vùng đáy sau. Người ta nhận thấy thùy giữa phải và thùy lưỡi dễ bị xẹp nhất do kém thông khí hơn các thùy khác.
Kỹ thuât: Tập thở giãn nở khu trú theo phân thùy bao gồm các bước sau:
- Đặt người bệnh nằm ở tư thế thoải mái, hơi gập hông và gối.
- Đặt bàn tay của kỹ thuật viên lên lồng ngực người bệnh ở vùng muốn được giãn nở, hơi ấn nhẹ ở cuối thì thở ra.
- Hướng dẫn người bệnh hít vào bằng mũi và cố gắng hướng luồng khí hít vào đến chỗ bàn tay của kỹ thuật viên.
- Kỹ thuật viên nới nhẹ tay khi người bệnh hít vào.
- Yêu cầu người bệnh giữ hơi và nín thở.
- Yêu cầu người bệnh thở ra rồi lặp lại các động tác như trên.
Thở giãn nở khu trú theo phân thùy kết hợp với thở sâu và nín thở giúp đưa khí đến những nơi bị xẹp do nghẹt đàm nhờ cơ chế thông khí phụ (collateral ventilation) từ các phế nang và tiểu phế quản lân cận. Thông khí phụ phế nang, phế nang qua các lỗ Kohn và thông khí phụ tiểu phế quản tận - phế nang qua các ống Lambert, Kỹ thuật này cũng giúp cho các đường khí đạo mở rộng hơn thuận tiện cho việc thoát đàm ra ngoài, khai thông đường dẫn khí, cải thiện hô hấp.
3.KẾT LUẬN
Luyện tập vật lý trị liệu hô hấp là phương pháp trị liệu rất quan trọng trong chương trình phục hồi chức năng hô hấp ở bệnh nhân BPTNMT. Vật lý trị liệu hô hấp giúp người bệnh khắc phục một số rối loạn hộ hấp liên quan đến bệnh lý, cải thiện khả năng thông khí và hỗ trợ cho việc thông đàm, giúp tăng cường sức bền cơ thể, cải thiện hoạt động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, khắc phục cảm giác sợ khó thở khi vận động, đem lại sự tự chủ và tự tin cho người bệnh. Mặc dù không giúp thay đổi tiến triển của bệnh vốn sẽ dẫn đến tàn phế hô hấp, vật lý trị liệu hô hấp là những biện pháp dễ làm, rẻ tiền, không xâm lấn và là phương pháp điều trị không dùng thuốc sẽ giúp bệnh nhân BPTNMT cải thiện chất lượng cuộc sống và thích nghi tốt hơn trong đời sống, sinh hoạt xã hội thường ngày.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Alejandro E. G. (1996) “Role of respiratory muscle dysfunction in ventilatory failure”, Acute respiratory failure in COPD. Marcel Dekker Inc. pp 65 - 78.
- American Association of Cardiovascular and Pulmonary Rehabilitation
- Pulmonary Rehabilitation (1997), “ACCP/AACVPR Pulmonary Rehabilitation Guidelines Panel - American College Of Chest Physicians”, Chest 112 pp 1363 - 1396.
- American Thoracic Society (1999), “Pulmonary Rehabilitation 1999”.
- Am J Respir Crit Care Med, 159, pp 1666-1682
- Anto J. M. (2003), “Remaining physically active seems to reduce
- hospital readmission for COPD”. Thorax ; (58), pp 100 - 105.
- Bartolomé R. Celli (1998), Pulmonary rehabilitation for COPD - A
- practical approach for improving ventilatory conditioning, Postgraduate Medicine, Vol 103 (4)
- Belman J. Michael (1996), “Exercise training with COPD. Pulmonary
- rehabilitation”, The obstructive and paralytic conditions. Hanley&Belfus Inc. pp 99 - 108.
- Bernier M.J. (2001), Pulmonary rehabilitation after acute COPD
- exacerbation. Crit Care Nurs Clin North Am, 13 (3) pp 375 - 387
- Bingisser R.M. (2001), “Pulmonary rehabilitation in outpatients with
- asthma or chronic obstructive pulmonary disease.A pilot study of a modular rehabilitation programme”. Swiss Med. 14;131, (27- 28) pp 407-411.
- Casaburi Richard , The principles of Pulmonary Rehabilitation,
- California Thoracic Society, Chest, (101 Suppl), pp 263S - 278S
- Chavannes N. (2002), “Effects of physical activity in mild to moderate
- COPD: a systematic review”. Br J Gen Pract , 52 (480), pp 574 -578.
- Cockcroft A.E., “Randomised controlled trial of rehabilitation in chronic
- respiratory disability”, Thorax, (36) pp 200 - 203.
- Garritan L. Susan (1996), “Physical therapy intervention for persons
- with COPD”,- Pulmonary rehabilitation - The obstructive and 13 cm paralytic conditions’ Hanley&Belfus Inc, pp 85 - 98.
- GOLD (2001) Global strategy for the diagnosis, management and prevent'01"1 °f chronic obstructive pulmonary disease. NHLBIWHO workshop report.
- Goldstein R.S. (1994) Randomised controlled trial of pulmonary rehabilitation, Lancet, 344, pp 1394-1397.
- Green R.H., “A randomised controlled trial of four weeks versus seven weeks of pulmonary rehabilitation in COPD”, Thorax, 56 (2), pp 143- 145.
- Griffiths T.L. , “Results 1 year of outpatient multidisciplinary pulmonary
- rehabilitations randomised controlled trial”, Lancet 355 (9201) pp 362-368.
- Kisner N. Carolyn, Colby A. Lynn (1990), “Principles of aerobic
- exercise”, Therapeutic exercise: Foundations and technique. 2nd Ed. F.A. Davis Company. .
- Lacasse Y. (2002), Pulmonary rehabilitation for COPD, The Cochrane
- Library, Issue 3.
- Mackay L. (1996), “Health education and COPD rehabilitation : a
- study”, Nursing Standard, 10 (40) pp 34 - 39.
- Malcolm King (1996), “Mucus physiology and pathophysiology
- therapeutic aspects”, Acute respiratory failure in COPD, Marcel Dekker Inc.
- Marc Decramer (1996), “Respiratory muscle mechanics in chronic
- obstructive pulmonary disease and acute respiratory failure”, Acute respiratory failure in COPD, Marcel Dekker Inc. pp47 - 64
- Ries A. L. (1995), “Effects of pulmonary rehabilitation on physiologic
- and psychosocial outcomes in patients with chronic obstructive pulmonary disease”, Ann Intern Med 122 pp 823 - 832.
- Sergysels R. (1996), “Chest physiotherapy from chronic to acute respiratory failure in chronic obstructive pulmonary disease”, Acute respiratory failure in COPD, Marcel Dekker Inc. pp615 - 634.
- The National Lung Health Education Program Executive Committee
- (1998), “Strategies in preserving Lung Health and Preventing COPD and associated diseases”, Chest 113 (2) pp 123S - 163S.
- Trossters T. , “Short and long - term effects of outpatient rehabilitation
- in patients with chronic obstructive pulmonary disease: A randomised trial”, American Journal of Medicine 109 (3) pp 207 -212
- Vanderschans p. Cees(1996),“Chest physical therapy: Mucus
- mobilizing techniques”, Pulmonary rehabilitation -The obstructive and paralytic conditions, Hanley&Belfus Inc. pp229 - 246